CAM THẢO VÀ HỘI CHỨNG CUSHING

VIỆN NGHIÊN CỨU Y DƯỢC HỌC TUỆ TĨNH

TueTinh Institute of Medical and Pharmaceutical Research
Xây dựng giá trị vì sức khoẻ cộng đồng

CAM THẢO VÀ HỘI CHỨNG CUSHING

14/11/2024
VIỆN NGHIÊN CỨU Y DƯỢC HỌC TUỆ TĨNH

Rẻ cam thảo là một loại được liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều công thức thuốc chữa bệnh do đặc tính "hòa hợp" các loại dược liệu khác nhau cũng như đặc tính bố khí" của nó. Cam thảo được nghiên cứu nhiều nhất về hoạt tính corticosteroid với glycyrrhizin, thành phần hoạt chất chính trong cam thảo và axit 18β-glycyrrhetinic chất chuyển hóa thủy phân của nó, được tìm thấy để ức chế chức năng oxy hóa của 11β- hydroxysteroid dehydrogenase, do đó ngăn chặn sự chuyển hóa của cortisol. Cortisol dư thừa sau đó có thể liên kết với các thụ thể mineralocorticoid, dẫn đến dư thừa mineralocorticoid và biểu hiện lâm sàng như giữ nước, tăng huyết áp và hạ kali máu.

Nghiên cứu liều an toàn của cam thảo trên tình nguyện viên khỏe mạnh cho thấy liều lượng hàng ngày 2 mg/kg axit glycyrrhizic không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến mức aldosterone, huyết áp, kali và giữ nước. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị rằng việc sử dụng 100 mg axit glycyrrhizic/ngày không có khả năng gây ra tác dụng phụ. Liều thông thường của rễ cam thảo là 3-10 g/ngày. Tuy nhiên, khi suy từ liều của axit glycyrrhizic ra liều an toàn của rễ cam thảo rất khó khăn là do hàm lượng axit glycyrrhizic rất khác nhau giữa các sản phẩm của cam thảo, cũng như trong rễ cam thào thu hoạch từ các nguồn khác nhau. Do đó, trong khi không có các báo cáo lâm sàng của việc sử dụng cam thảo gây hội chứng Cushing, nhưng cũng không thể loại trừ hoàn toàn, đặc biệt là ở những người sử dụng lâu dài các chế phẩm có chứa cam thảo.