Cấy chỉ là sử dụng chỉ tự tiêu (chỉ catgut) đưa vào các huyệt đạo trên cơ thể. Điều này giúp kích thích huyệt lâu dài và đem lại hiệu quả trong điều trị. Phương pháp này không những giúp giảm đau mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Vậy cấy chỉ là gì? Cơ chế và tính ứng dụng sao? Hãy cùng Viện Nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh tìm hiểu tất cả thông tin qua bài viết sau.
Tổng quan về phương pháp cấy chỉ
Cấy chỉ đang là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong điều trị. Phương pháp này dựa trên nền tảng của châm cứu truyền thống kết hợp với y học hiện đại.
Cấy chỉ là gì?
Cấy chỉ còn được gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, nhu châm,... Thay vì dùng kim châm cứu, cấy chỉ đưa chỉ tự tiêu vào các huyệt đạo trên cơ thể. Nhờ đó, kích thích lâu dài các huyệt đem lại hiệu quả điều trị.
So với châm cứu truyền thống, cấy chỉ có ưu điểm là thời gian tác dụng kéo dài, không cần phải thực hiện nhiều lần liên tục mà vẫn duy trì được hiệu quả. Đây là một lựa chọn cho những bệnh nhân cần điều trị liên tục nhưng không có điều kiện để thực hiện châm cứu hàng ngày.
Cấy chỉ còn được gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, nhu châm,...
Cơ chế tác dụng của phương pháp cấy chỉ
Cơ chế tác dụng của cấy chỉ hoạt động qua ba khía cạnh chính: Kích thích phản xạ, điều hòa thần kinh và nội tiết và cân bằng âm dương.
Kích thích phản xạ sinh học tại vị trí cấy chỉ
Khi thực hiện cấy chỉ, tại vị trí huyệt đạo sẽ tạo ra phản ứng viêm nhẹ. Phản ứng này làm giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, acetylcholin, và catecholamine,... bạch cầu tập trung gây phù nề tại chỗ. Do đó, sẽ chèn ép vào các sợi thần kinh cảm giác, gây ra các phản xạ đột trục. Các kích thích này được truyền vào tủy sống, lên não, đến các cơ quan đáp ứng hình thành một cung phản xạ mới. Nhờ vậy, giúp người bệnh giảm đau, giảm viêm, và thư giãn cơ.
Điều hòa hệ thần kinh và nội tiết
Cấy chỉ còn giúp điều hòa hệ thần kinh bằng cách tác động trực tiếp lên các tiết đoạn thần kinh.
Thần kinh tủy sống gồm 31 đôi dây, mỗi đôi dây chia ra thành ngành trước và ngành sau, chi phối vận động và cảm giác một vùng gọi là tiết đoạn. Mỗi tiết đoạn chi phối cảm giác của một vùng da có liên quan đến nội tạng tương ứng. Vì thế, khi nội tạng tổn thương, cảm giác ở vùng da có cùng tiết đoạn với nó sẽ tăng cảm giác đau, thay đổi điện sinh vật. Khi đó, cấy chỉ vào các tiết đoạn thần kinh liên quan đến cơ quan nội tạng sẽ chữa được các bệnh ở nội tạng.
Đồng thời, cấy chỉ còn kích thích cơ thể tiết ra các chất giảm đau tự nhiên như endorphin. Đây là một loại hormone có khả năng giảm đau mạnh mẽ, hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức lâu dài.
Cân bằng âm dương theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, mất cân bằng âm dương là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề sức khỏe. Cấy chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa âm dương, giúp cân bằng khí huyết và điều chỉnh hệ kinh lạc. Khi hệ kinh lạc được thông suốt và ổn định, cơ thể sẽ tự động điều chỉnh các rối loạn, tăng cường sức đề kháng và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Cơ chế tác dụng của phương pháp cấy chỉ
Lợi ích và hiệu quả của cấy chỉ
Cấy chỉ là phương pháp ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhờ vào các lợi ích rõ rệt như:
- Giảm đau và kháng viêm hiệu quả: Cấy chỉ giúp giảm đau nhanh chóng, hỗ trợ tốt trong các trường hợp đau nhức mạn tính, đau cơ xương khớp.
-
Điều hòa hệ thần kinh và tuần hoàn máu: Kích thích huyệt đạo giúp tăng cường lưu thông máu và cân bằng thần kinh tự động.
-
Tác động lâu dài, không cần điều trị thường xuyên: Khác với châm cứu, cấy chỉ chỉ cần thực hiện cách tuần, không đòi hỏi bệnh nhân phải tới điều trị hàng ngày. Thời gian của một buổi cấy chỉ cũng chỉ thường từ 30 phút đến 1 tiếng.
-
An toàn, ít tác dụng phụ: Chỉ catgut tự tiêu nên an toàn cho cơ thể và ít gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Ứng dụng của cấy chỉ trong điều trị các bệnh lý thường gặp
Cấy chỉ đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý đa dạng:
- Xương khớp: Thoái hóa khớp, thấp khớp, gút, thoát vị đĩa đệm,...
-
Thần kinh: Liệt do tai biến, đau dây thần kinh, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay,...
-
Tim mạch: Huyết áp, suy giãn tĩnh mạch, đau thắt ngực,...
-
Tiêu hóa, gan mật: Viêm loét dạ dày, gan nhiễm mỡ, trĩ, sỏi mật,...
-
Hô hấp: Hen, viêm phổi, COPD,...
-
Thận, sinh dục: Sỏi thận, viêm tiết niệu, rối loạn mãn kinh, yếu sinh lý,...
-
Tai - mũi - họng: Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan,...
-
Chuyển hóa: Đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu,...
-
Da liễu: Chàm, mề đay, trứng cá,...
-
Thẩm mỹ: Căng da mặt, xóa nếp nhăn,...
Phương pháp này còn hỗ trợ cai nghiện, trị say tàu xe, viêm tuyến vú, và nhiều bệnh lý khác.
Cấy chỉ đạt hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý
Chống chỉ định của cấy chỉ
Cấy chỉ là một phương pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Tuy nhiên, một số trường hợp không được thực hiện cấy chỉ như:
-
Người dị ứng với chỉ tự tiêu - catgut: Vì cấy chỉ thường sử dụng chỉ tự tiêu catgut nên người bệnh dị ứng với thành phần của chỉ sẽ không nên áp dụng.
-
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai không nên thực hiện cấy chỉ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
-
Người đang bị sốt hoặc cơ thể suy kiệt: Trường hợp này không nên chữa trị bằng cấy chỉ.
-
Vùng huyệt bị viêm nhiễm: Không nên cấy chỉ.
Thận trọng và cân nhắc lợi ích, nguy cơ đối với các bệnh nhân:
-
Những người huyết áp không ổn định.
-
Người mắc đái tháo đường có chỉ số đường huyết không ổn định.
Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh không đủ điều kiện cũng không được cấy chỉ như:
-
Dùng rượu bia, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có gas,...
-
Vận động mạnh, xúc động quá mức, căng thẳng, lo âu quá mức,...
-
Ăn quá no hoặc để bụng đói cũng không được cấy chỉ
Do đó, khi áp dụng phương pháp cấy chỉ, cần phải khai thác rõ tiền sử dị ứng, dùng thuốc, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh cũng nên chủ động thông báo với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp.
Những lưu ý khi áp dụng phương pháp cấy chỉ
Để đảm bảo hiệu quả của cấy chỉ, nhân viên y tế cần lưu ý:
-
Đánh giá kỹ tình trạng bệnh nhân: Không phải tất cả bệnh nhân đều phù hợp với phương pháp này. Đặc biệt, các trường hợp bị rối loạn đông máu, dị ứng với chỉ catgut cần phải cân nhắc kỹ.
-
Thực hiện quy trình vô trùng chặt chẽ: Đảm bảo vệ sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
-
Theo dõi phản ứng sau khi cấy chỉ: Một số bệnh nhân có thể gặp các phản ứng như sưng, đau nhẹ tại chỗ cấy chỉ. Nhân viên y tế cần hướng dẫn cách chăm sóc và xử lý phù hợp.
Theo dõi bệnh nhân sau cấy chỉ để kịp thời xử trí các phản ứng (nếu có)
Cấy chỉ là một phương pháp điều trị vừa an toàn lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là trong điều trị các bệnh mãn tính và giảm đau. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, việc thực hiện đúng quy trình, đảm bảo vô trùng và theo dõi sát sao phản ứng của bệnh nhân là rất quan trọng. Qua bài viết này, Viện Nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần thêm thông tin, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0974.621.819 để được hỗ trợ.