Lịch sử phát triển khí công dưỡng sinh (KCDS) từ xa xưa của Trung Quốc đã phát hiện, sau một ngày làm việc lao tâm mệt mỏi, việc áp dụng một số phương pháp hít thở đúng cách sẽ tạo hưng phấn cho cơ thể, hồi phục sức khỏe, tăng cường sinh lực, trí óc minh mẫn. Thông qua hít thở đúng cách kèm những động tác luyện tập bổ trợ điều khí, sự biến năng của dưỡng khí (oxygen) giúp sinh lực phục hồi, thải loại độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể, có tác dụng chữa bệnh khá tốt. Theo nghiên cứu, hơi thở của cơ thể khỏe mạnh (hơi thở tự nhiên) phải hội đủ bốn đặc tính “yên lặng, thanh thản, nhẹ nhàng, và điều hòa”.
Trong mọi phương thức dưỡng sinh, Đông Tây Y thường lấy việc chăm sóc hơi thở, điều hòa khí huyết làm chủ đạo. Yếu quyết KCDS luôn chú trọng đến điều hòa hơi thở, dùng ý vận khí, cùng với việc kiên trì, cơ thể người có thể trạng yếu, mang bệnh tật sẽ dần phục hồi, khỏe mạnh trở lại, tiêu trừ bệnh tật. Thông thường, nhịp độ thở trung bình của người khỏe mạnh khoảng 18 lần/phút. Các phương thức KCDS đều nhằm giảm nhịp độ hô hấp bằng cách thở nhẹ, đưa hơi thở sâu xuống đan điền, tạo sự thư thái, hồi phục sức khỏe rõ rệt.
Ở Việt Nam phương pháp dưỡng sinh đó có truyền thống từ lâu đời, đã được nhiều danh y nghiên cứu, phát triển như: Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hoàng Đụn Hũa (thế kỷ XVI), Đào Công Chính (thế kỷ XVII), Lê Hữu Trác (thế kỷXVIII) đã góp phần làm cho phương pháp dưỡng sinh từ chỗ thiên về dưỡng sinh cá nhân trở thành một phương pháp y học dự phòng toàn diện.
Đến thế kỷ thứ XX, phương pháp dưỡng sinh được phát triển lên mức độ cao hơn với đóng góp của nhiều nhà dưỡng sinh tiêu biểu như: Nguyễn Khắc Viện và Nguyễn Văn Hưởng, đã vận dụng những phương pháp tập luyện y học cổ truyền với kiến thức y học hiện đại để xây dựng thành những hệ thống tập luyện hoàn chỉnh, có cơ sở khoa học rõ ràng. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, biến quá trình chữa bệnh thành quá trình tự chữa bệnh, trong nhiều năm trở lại đây phong trào tập luyện dưỡng sinh đã được áp dụng phổ biến trong nhân dân, trong các khoa dưỡng sinh của Bệnh viện. Luyện tập dưỡng sinh đã trở thành nhu cầu của người cao tuổi, trong đó tỷ lệ bệnh lý cơ xương khớp chiếm một phần không nhỏ.
Nguyên tắc chung các động tác dưỡng sinh:
Ôn định huyết áp
Chống căng thẳng, tăng chất lượng giấc ngủ
Kiểm soát được hưng phấn và ức chế
Rèn sức bền
Khí huyết lưu thông
Động tác Thư giản giúp cơ thể mới lấy lại được sức lực, lấy lại được quân bình trong cơ thể. Văn minh hiện đại tạo ra lối sống căng thẳng về tinh thần gây nhiều loại bệnh trong đó có tăng huyết áp. Bài tập thư giãn có tác dụng nhanh chóng chống căng thắng của vỏ não để phòng chống stress, suy nhược thần kinh, bảo vệ hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giúp ngủ ngon. Thư giãn giúp luyện quá trình ức chế của hệ thần kinh, luyện nghỉ ngơi chủ động, còn có tác dụng tốt với hội chứng tâm thể, mất ngủ, các bệnh ngoại cảm, nội thương cần nghỉ ngơi. Tập thư giãn: 10 phút/lần x 2 (sáng - chiều). Có thể tập khi căng thẳng.
Thở bốn thời có kê mông và giơ chân có hai thời dương và hai thời âm giúp cân bằng hưng phấn và ức chế. Kiểm soát huyết áp là cách hạn chế nguy cơ gây bệnh mạch vành. Tập thở bốn thời có kê mông và giơ chân: 5 hơi thở x 2 (sáng-chiều).
Hai tầng đầu tiên trong 7 tầng tập luyện các động tác dưỡng sinh này chủ yếu tập thần kinh cho biết ức chế và hưng phấn, kiểm soát huyết áp. Ngoài 2 động tác Thư giãn và Thở bốn thời có kê mông và giơ chân có thể tập thêm các động tác khác để rèn sức bền (ngồi hoa sen, xoa đầu mặt, xoa xoang và mắt, xoa cổ,rút lưng...). Các động tác khác: 5 hơi thở x 2 (sáng-chiều).
Đối với suy giãn tĩnh mạch chi dưới, ngoài 2 động tác trên nên tập thêm động tác xoa chỉ dưới phía trên và dưới giúp khí huyết lưu thông mạnh vùng chân, mạnh cơ chân.
Đối với Tăng huyết áp, tránh sử dụng các động tác dồn máu lên đầu như Cái cày, Trồng chuối, Xuống nái nửa vời, Sở đất vươn lên... Khi tập cần cẩn thận theo dõi huyết áp để đảm bảo an toàn Ưỡn cổ, Bắc cầu, Chống mông thở...