Trong quá trình điều trị liệt dây VII, một số trường hợp để lại di chứng vĩnh viễn là co cứng các cơ mặt. Co cứng cơ thường xuất hiện vào giai đoạn hồi phục không hoàn toàn các cơ liệt. Nghiên cứu của K.G.Umanskij cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị co cứng cơ mặt là 13,2%; Nghiên cứu của Phuks cho thấy tỷ lệ này là 20,8%, của LA.Savannus là 25,2%.
Biểu hiện:
- Mặt lệch về bên liệt, tạo cảm giác liệt ở bên lành. Hẹp khe mi, rãnh mũi má sâu hơn, góc miệng lệch ra ngoài và lên trên. Gò má hơi phẳng, mềm hơn. Đôi khi thấy đầu mũi hơi lệch về bên bệnh. Da phần bên bệnh của cổ bị co kéo.
- Thỉnh thoảng giật các bó cơ và sợi cơ tự phát ở cơ dưới cằm, góc miệng, gò má, trán. Tăng kích thích các cơ mặt, có dấu hiệu Chvostek, có đồng động bệnh lý các cơ mặt: khi nhắm mắt thỉ môi và góc miệng bên bệnh nhếch lên, hay khi nhắm mắt lại thÌ nhíu mày và góc miệng nhếch lên, hoặc khi nhắm mắt thì cánh mũi bên bệnh nhấc lên.
- Rối loạn cảm giác: đau ở bên liệt, ấn đau vùng dưới lông mày, gò má, sau tai; giảm cảm giác nông, tăng khả năng kích thích cơ học của cơ bị liệt.
- Rối loạn thần kinh thực vật: tăng hoặc giảm nhiệt độ đa, tiết mồ hôi ở bên liệt. Các trường hợp thương tổn sau thể gồi thỉ tăng tiết nước mắt, trước thể gối thỉ giảm tiết nước mắt.
Liệt VII co cứng hay xảy ra trong các trường hợp sau: liệt cơ mặt nặng, thương tổn dây VII đoạn trong cổng Fallope, điều trị bằng các phương pháp kích thích điện quá mạnh và kéo dài nhiều ngày.
Cơ chế co cứng cơ trong liệt VII: nhiều thuyết cho rằng co cứng cơ mặt trong liệt dây VII là do:
- Mất thần kinh chi phối (Bernhardt 1902, Erb 1882).
- Co cứng cơ và đồng vận các cơ mặt là do rối loạn hoạt động phối hợp của các nhóm nhân dây VII do hậu quả của kích thích quá mức các đơn vị vận động dưới ảnh hưởng bệnh lý ở các sợi trục (Gowerl 1896).
- Thương tổn các cơ đối kháng (Childrduci 1900).
- Phân bổ lại trương lực cơ và đổi hướng của các sợi thần kinh vừa được tái tạo (Lipschitz 1906).
Cơ hay bị co cứng: cơ vòng mi, cơ gò má, cơ nâng môi trên, cơ cười. Các cơ khác ít bị hơn. Không thấy co cứng cơ vòng miệng và các cơ cánh mũi. Co cứng cơ thường xuất hiện vào giai đoạn hồi phục không hoàn toàn.
- Thương tổn các cơ đối kháng (Childrduci 1900).
Tiến triển của liệt VII co cứng: thời gian co cứng cơ thường là 4-6 tháng sau khi bị liệt dây VII. Co cứng cơ kéo dài mấy tháng, sau đó có giảm chút ít và co cứng cơ có thể kéo dài từ 15 đến 20 năm sau.