Một số thuyết về việc hình thành sỏi tiết niệu

VIỆN NGHIÊN CỨU Y DƯỢC HỌC TUỆ TĨNH

TueTinh Institute of Medical and Pharmaceutical Research
Xây dựng giá trị vì sức khoẻ cộng đồng

Một số thuyết về việc hình thành sỏi tiết niệu

02/12/2024
VIỆN NGHIÊN CỨU Y DƯỢC HỌC TUỆ TĨNH

Sỏi tiết niệu là một bệnh lý khá phổ biến trên thế giới và cả ở nước ta. Bệnh hay tái phát do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở những điều kiện lý hóa nhất định.

- Thuyết về chất keo che chở của Butt. Butt cho rằng các chất keo như mucin, mucoprotein... có tác dụng ngăn cản không cho các tỉnh thể kết hợp lại với nhau để tạo thành sỏi, và khi đã có sỏi rồi thì chất keo này có tác dụng ngăn sự lớn lên của viên sỏi. Lý do như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, rối loạn nội tiết (hội chứng cushing, ưu năng cận giáp), vật lạ trong nước tiểu, nước tiểu quá kiểm hoặc quá acid, làm cho chất keo trên giảm đi do vậy gây ra sỏi tiết niệu.

- Thuyết của Randall (1937), Carr (1954). Thuyết này giải thích khi có sự tổn thương của tháp, đài thận, sẽ xảy ra sự kết tụ tạo thành sỏi niệu. Gần dây Raymond L.Hackett, Paula N. Shevock và Saeed R. Khan (1990) làm những thí nghiệm trên chuột cho thấy những mảnh vỡ của các tế bào ống thận bị tổn thương cũng có vai trò như một nhân dị thể để sỏi calci oxalat dễ kết tỉnh.

- Thuyết khuôn mẫu Boyce (1965). Chất khuôn mucoprotein, polysaccharid, khi nước tiểu toan dễ kết hợp với calci tạo thành những hỗn hợp không tan làm khởi điểm của sự kết sỏi. Có polysaccharid thuộc loại keo che chở ngăn cản sự kết tinh sỏi thì cũng có những mucoprotein toan thuộc loại làm hạt nhân cho sỏi acid uric hình thành (Thomas).

- Thuyết do tăng tiết. Thuyết này giải thích khi nước tiểu ở trạng thái bão hoà thì các tỉnh thể tự chúng liên kết lại thành sỏi.

5. Thuyết về các chất ức chế sự kết tinh. Nước tiểu có khả năng hoà tan các tỉnh thể cao hơn mức bình thường và nước tiểu thường ở trạng thái bão hoà ở mức độ khác nhau. Nếu thiếu chất ức chế sự kết tinh của các tỉnh thể cũng sẽ sinh sỏi. H.G. Ruston và M. Spector (1982) cho rằng sự thiếu hụt yếu tố magnesi sẽ làm tăng sự kết tinh các tỉnh thể calci oxalat.

Trên thực tế các lý thuyết về cơ chế hình thành sỏi tiết niệu luôn luôn phối hợp bổ xung hỗ trợ cho nhau để giải thích về quá trình sinh sỏi chứ không thể tách rời nhau.